“Cứ rải hàng loạt link là ắt sẽ có đơn” - đây chắc hẳn là suy nghĩ của không ít người khi mới bước chân vào lĩnh vực Affiliate. Tuy nhiên trong thực tế, cách làm này vừa không mang lại hiệu quả cao, vừa gây tốn thời gian và công sức thậm chí còn có thể khiến bạn bị mất tài khoản đang sử dụng. Vậy đâu là những phương pháp chia sẻ link hiệu quả cho người làm tiếp thị liên kết? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của RutGon.
Cách chia sẻ link hiệu quả cho người làm Affiliate
1. Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và lựa chọn sản phẩm phù hợp
- Trường hợp 1
Nếu chưa có sẵn group, fanpage hoặc một nguồn traffic của riêng mình, bạn sẽ phải làm đồng thời 2 việc đó là xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu sau đó lựa chọn thị trường phù hợp, bởi mỗi nhóm khách hàng sẽ lại có những mối quan tâm và nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ nhất định, không thể “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Ví dụ: Các bạn trẻ mê du lịch, mê xê dịch sẽ quan tâm về giá vé máy bay, giá vé tàu xe, giá vé khách sạn/homestay, giá vé vui chơi,… Trong khi đó, các bạn mê thời trang sẽ quan tâm về những mặt hàng đang được yêu thích hay các chương trình khuyến mãi, giảm giá,...
- Trường hợp 2
Bạn đã sở hữu sẵn một nguồn traffic về nhóm đối tượng nhất định, khi đó hãy phân tích kỹ lưỡng xem nhóm khách hàng của bạn sẽ có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ như thế nào để bạn có thể lựa chọn và mang tới những sản phẩm phù hợp. Một yếu tố quan trọng khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ làm tiếp thị liên kết đó là hãy lựa chọn những mặt hàng mà bạn có sự am hiểu, yêu thích hoặc đã từng sử dụng trước đó để giới thiệu và quảng bá. Việc làm này sẽ giúp bạn gia tăng sự khách quan, niềm tin tưởng từ đó dễ dàng thuyết phục khách hàng hành động hơn.
2. Chia sẻ link một cách hiệu quả
Để việc chia sẻ link của bạn mang lại hiệu quả nghĩa là có người truy cập và thực hiện hành động mua hàng, bạn cần đảm bảo 2 yếu tố sau:
Đi kèm bài viết
Bài viết đi kèm với đường link tiếp thị liên kết chính là một yếu tố quyết định sự thành công của việc bạn làm Affiliate. Việc chỉ có mỗi một hành động là copy, dán link sản phẩm hoặc thậm chí kèm theo một câu giới thiệu đơn giản về sản phẩm chắc chắn sẽ không giúp bạn thu hút được khách hàng, đừng nói đến việc họ truy cập vào đường link và chuyển đổi sang thành hành động. Thử đặt vị trí của mình là một người mua hàng, chắc chắn bạn cũng sẽ khó lòng mua sản phẩm được quảng bá theo những hình thức sơ sài như vậy.
Vậy đâu là những dạng bài viết phù hợp?
- Bài mô tả sản phẩm:
Đây là dạng bài phổ biến nhất, thường được sử dụng trong trường hợp bạn chưa từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ này. Bạn có thể tham khảo những bài viết khác trên Internet và tổng hợp lại các thông tin chi tiết về sản phẩm như xuất xứ, thành phần (đối với các sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm dưỡng da hoặc làm đẹp thì đây là 1 yếu tố không thể thiếu, được nhiều người quan tâm), công dụng, cách dùng,...
Tuy nhiên, dạng bài này còn có mặt hạn chế là khó kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Nếu chưa có kỹ năng viết tốt, bạn có thể đầu tư hơn về mặt hình ảnh qua việc cắt/ghép/chỉnh sửa để thu hút người đọc tới bài viết của mình hơn.
Ví dụ về dạng bài mô tả sản phẩm
- Bài review sản phẩm:
Đây là dạng bài viết đánh giá, nhận xét, bày tỏ quan điểm thái độ về một sản phẩm/dịch vụ nhất định. Review sản phẩm là một trong những dạng bài được nhiều người quan tâm khi cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ một cách đáng tin cậy và chân thực, khách quan hơn dạng bài mô tả. Một điều quan trọng những bạn làm Affiliate phải lưu ý khi viết bài review là cần viết khách quan, trung thực hết mức có thể về sản phẩm, không nên thần thánh hóa hay tâng bốc mà nên nêu cả những nhược điểm hoặc mặt hạn chế của nó. Bạn có thể chia sẻ kèm theo hình ảnh thật của bản thân trước & sau khi sử dụng sản phẩm để tạo độ tin cậy cao hơn cho bài viết.
Tuy nhiên, dạng bài này còn có mặt hạn chế là khiến người làm tiếp thị liên kết tốn kém nếu thực sự phải trải nghiệm từng sản phẩm rồi mới viết bài review. Nếu không có đủ ngân sách cho việc làm này, bạn có thể tham khảo bài review từ các hội nhóm hoặc người dùng trước đó, sau đó biến tấu về thành giọng văn của mình sao cho thật chân thực và gần gũi, hạn chế tối đa những dòng lý thuyết nhàm chán.
Ví dụ về dạng bài review sản phẩm
- Bài hướng dẫn sử dụng sản phẩm:
Ở dạng bài này, người làm tiếp thị liên kết sẽ viết thiên về hướng dẫn cách dùng sản phẩm/dịch vụ đó. Ví dụ, bạn có thể lên bài hướng dẫn cách sử dụng máy rửa mặt Foreo, cách bảo quản và vệ sinh máy. Ở dạng bài hướng dẫn, bạn nên viết một cách càng dễ đọc, dễ hiểu càng tốt để giải quyết nhu cầu đang có của người mua, nếu có thể kèm theo video hướng dẫn thì càng “ăn điểm”.
Tuy nhiên, dạng bài này còn có mặt hạn chế là chỉ phù hợp với những người đã có sẵn quyết định mua hàng, chỉ còn chờ một “cú hích” cuối cùng để thực hiện.
- Bài chia sẻ khuyến mãi, mã giảm giá sản phẩm:
Với dạng bài viết này, bạn cần thường xuyên theo dõi thông tin từ các hội nhóm của Network để mỗi khi có chương trình khuyến mãi mà bạn cảm thấy phù hợp với nhóm khách hàng mình đang hướng tới thì có thể ngay lập tức viết bài giới thiệu và chia sẻ luôn. Như đã chia sẻ, dạng bài này còn có mặt hạn chế là đòi hỏi người làm Affiliate phải liên tục cập nhật tin tức từ Network và nhanh chóng lên bài, bất kể đang ở đâu và đang làm gì.
- Bài so sánh sản phẩm:
Dạng bài này không chỉ giúp bạn tiết kiệm công sức viết bài mà còn khiến người đọc nhận ra sản phẩm nổi trội hơn từ đó kích thích nhu cầu mua sắm của họ, ngay cả khi nhu cầu đó chưa đủ lớn.
Tuy nhiên, dạng bài này còn có mặt hạn chế là đòi hỏi bạn phải đặt lên bàn cân so sánh những sản phẩm liên quan, tương tự, cùng chức năng hoặc có một vài điểm chung nhất định với nhau.
Chia sẻ link đúng lúc, đúng chỗ
Ví dụ: Nếu chia sẻ link vào các group cho mẹ và bé thì bạn nên đặt link những sản phẩm về lĩnh vực mẹ & bé như bỉm, máy vắt sữa, đồ chơi, bột ăn dặm, xe tập đi,… Tiếp đó, khi vào các group về làm đẹp thì bạn cũng nên giới thiệu các sản phẩm liên quan tới dưỡng da và làm đẹp như sữa rửa mặt, mascara, kem dưỡng tay,...
Do đó, hãy tập luyện cho mình một kỹ năng là chia sẻ link đúng chỗ bởi cho dù bạn đặt link ở những nơi đông người tiếp cận tới đâu nhưng sản phẩm/dịch vụ không phù hợp, không tạo ra nhu cầu thì việc chia sẻ là hoàn toàn vô nghĩa. Việc chia sẻ link đúng chỗ còn giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị khóa tài khoản và bị Facebook đánh dấu là spam.
Vậy thì nên chia sẻ link ở đâu?
Tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ cũng như tính chất của nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn chọn kênh giới thiệu link phù hợp. Khách hàng mục tiêu của bạn chủ yếu hoạt động ở đâu thì hãy chia sẻ link tiếp thị liên kết ở đó.
Ví dụ: Bạn đang nhắm tới các bà mẹ bỉm sữa và muốn bán các sản phẩm dành cho họ, bạn có thể lựa chọn chia sẻ link tại các hội nhóm của các bà mẹ đang nuôi con nhỏ trên Facebook. Để làm được điều đó, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm của Facebook để tìm kiếm các từ khóa như “mẹ và bé”, “nuôi con”,... để tìm ra những group phù hợp, nhấn tham gia và chia sẻ bài.
Một điều bạn cần lưu ý khi chia sẻ link trong các hội nhóm Facebook đó là một số group quy định thành viên không được đăng bài kèm link bán hàng, do đó hãy nhớ đọc kỹ nội quy để tránh bị vi phạm và bị xóa khỏi group nhé. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể gắn link trong phần bình luận hoặc bảo những người quan tâm nhắn tin cho mình để nhận link sản phẩm.
Ngoài Facebook thì Instagram, Zalo và Tiktok cũng là những mạng xã hội phổ biến mà bạn có thể chia sẻ link tiếp thị liên kết của mình ở đó. Các bạn nên tìm hiểu đặc trưng của mỗi mạng xã hội cũng như nhóm đối tượng người dùng chủ yếu để có thể chia sẻ link một cách phù hợp và hiệu quả.
Ví dụ:
- Với Instagram (ứng dụng mạng xã hội chuyên chia sẻ ảnh và video), bạn cần đầu tư về hình ảnh sao cho thật thu hút, chất lượng đi kèm với đặt hashtag phù hợp.
- Với Tik Tok (ứng dụng mạng xã hội chuyên về chia sẻ video âm nhạc), bạn nên sáng tạo những video dạng ngắn, bắt trend để thu hút nhiều người xem hơn. Tuy nhiên, Tik Tok không khuyến khích việc người dùng gắn link sản phẩm ở phần bình luận do đó để khắc phục tình trạng này, bạn có thể chuyển sang gắn link ở phần tiểu sử (bio).
3. Những lưu ý khi chia sẻ link trên mạng xã hội
Không spam link
Spam là từ chỉ việc thực hiện liên tục một hành vi nào đó, mà trong ngữ cảnh ở đây là gửi link hàng loạt. Khi chia sẻ link, bạn cần giãn cách thời gian (lý tưởng nhất là 5-10 phút giữa mỗi lần), hạn chế số link chia sẻ trong một ngày kèm theo thay đổi nội dung bài viết đi kèm. Nếu chia sẻ liên tục hàng chục link với cùng một nội dung, bạn sẽ rất dễ dàng bị Facebook nghi ngờ là spam dẫn đến trường hợp bị khóa tài khoản.
Spam là từ chỉ việc thực hiện liên tục một hành vi nào đó, mà trong ngữ cảnh ở đây là gửi link hàng loạt
Cân nhắc tần suất chia sẻ link
10-15 là con số group lý nhất cho việc bạn chia sẻ link trong một ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên tương tác với những người dùng khác trong quá trình chia sẻ link (ví dụ như sau khi share bài thì dừng lại để like, comment những bài viết khác, sau đó lại tiếp tục share) để Facebook không đánh dấu tài khoản của bạn là spam nhé.
Dùng nhiều tài khoản để chia sẻ
Để tránh tình trạng bị đánh dấu là spam mà vẫn chia sẻ được nhiều lần, các bạn có thể tạo nhiều tài khoản để thực hiện. Trước đó, bạn nên xây dựng đầy đủ thông tin cá nhân cho tài khoản đồng thời hoạt động, tương tác như một tài khoản bình thường để vừa tạo uy tín với khách hàng, vừa hạn chế sự nghi ngờ của Facebook.
Để tránh tình trạng bị đánh dấu là spam mà vẫn chia sẻ được nhiều lần, các bạn có thể tạo nhiều tài khoản để thực hiện
Vậy là qua bài viết trên, RutGon đã chia sẻ tới bạn những phương pháp chia sẻ link cùng một số lưu ý để làm tiếp thị liên kết hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã hữu ích với những bạn đang làm Affiliate Marketing nói riêng và những bạn quan tâm tới kiếm tiền online nói chung. Hãy truy cập blog của RutGon để biết thêm nhiều kiến thức về tiếp thị liên kết nhé.